GIới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ LIÊN ĐOÀN YOGA VIỆT NAM

Ngày 14/12/2016 tại Hà Nội, Đại hội thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam đã được tổ chức và thông qua quy chế thống nhất thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam khóa 1 (2016-2021)

Ông Vũ Trọng Lợi, Chủ Tịch Liên đoàn Yoga Việt Nam, Trưởng ban vận động thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam cho biết, Yoga là một phương pháp rèn luyện sức khỏe lâu đời ở phương Đông. Ban đầu, loại hình này lưu truyền chủ yếu ở các tăng ni và một số võ sư nhưng gần đây, Yoga trở thành 1 phong trào rộng lớn về rèn luyện thân thể đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Yoga đã thu hút hàng trăm nghìn người với hàng nghìn câu lạc bộ được thành lập.

“Để đáp ứng nguyện vọng của người tập luyện và để Yoga cùng hòa nhập với Yoga Thế giới, Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam. Liên đoàn Yoga Việt Nam mong muốn mang lại một cuộc sống mạnh khỏe cho mọi người trong xã hội. Với những người làm nghề, liên đoàn sẽ giúp nâng cao trình độ trong lĩnh vực này”, ông Lợi cho biết.

Cũng theo ông Lợi, nhiệm kỳ 2016-2021, đại hội sẽ đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ, đồng thời bầu ban chấp hành.

Nói về quá trình vận động thành lập Liên đoàn, bà Lê Thị Tố Hải, Phó Trưởng ban vận động thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam chia sẻ: “Bản thân tôi là người luyện tập Yoga đã nhiều năm, tôi mong muốn Yoga ngày càng trở nên phát triển ở Việt Nam, nhiều người tham gia tập luyện Yoga và trở thành những con người có ‘trái tim Vàng’ ngày càng khỏe mạnh hơn.”

Hiện nay, nghề huấn luyện viên Yoga đã được nhiều người biết đến và khi Liên đoàn Yoga Việt Nam được thành lập sẽ là tổ chức nghề sẽ giúp cho các huấn luyện viên Yoga hoạt động được chính thống.

Bởi theo chủ tịch Liên đoàn, Liên đoàn sẽ xây dựng hệ thống chuyên môn và hỗ trợ huấn luyện viên đồng thời sẽ cấp chứng chỉ hành nghề một cách chuyên nghiệp.

“Ngoài ra, trong quá trình vận động thành lập Liên đoàn Yoga, tôi nhận thấy Liên đoàn Yoga Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho chính những người tham gia tập luyện Yoga bởi khi người dân đến tham gia các câu lạc bộ Yoga được cấp chứng chỉ, người dân sẽ an tâm về chất lượng của câu lạc bộ đó. Ban chuyên môn của liên đoàn sẽ xây dựng hệ thống chuyên môn chuẩn mực về Yoga để kêu gọi và xây dựng một ngành nghề Yoga vững mạnh.”, bà Tố Hải thông tin thêm.

Đại hội đã bầu ra Ủy ban thường vụ, Ban chấp hành Liên đoàn Yoga Việt Nam. Ông Vũ Trọng Lợi, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao Quần chúng thuộc Tổng cục Thể dục thể thao được bầu làm Chủ tịch.

 

Phan Nam

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP YOGA VIỆT NAM

Trung tâm Hướng dẫn phương pháp Yoga Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Center for Yoga Research and Practice, tên viết tắt: VCYRP) là trung tâm duy nhất do Liên đoàn Yoga Việt Nam thành lập theo Quyết định số 100/QĐ-LĐYVN ngày 14/12/2018. 

Sáng 10/1, tại Hà Nội, Liên đoàn Yoga Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Hướng dẫn  phương pháp Yoga Việt Nam.

Đây cũng sẽ là nơi để các chuyên gia yoga hàng đầu của Việt Nam chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các hội viên của Liên đoàn Yoga Việt Nam và là cầu nối với các tổ chức hội viên của Liên đoàn…

Ông Vũ Trọng Lợi, Chủ tịch Liên đoàn Yoga Việt Nam cho biết, Trung tâm cũng sẽ chú trọng tới nội dung yoga trị liệu là loại hình yoga nhằm phục hồi các chức năng cơ thể một cách tự nhiên, phổ biến các nội dung vận động, cách thức thực hành phương pháp sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi theo phương pháp yoga cổ truyền để giúp cho tất cả mọi người có được sự lựa chọn cho mình môn thể dục thể thao rèn luyện thân thể suốt đời. Đặc biệt, Trung tâm này cũng góp phần để thẩm định chất lượng chuyên môn tại các cơ sở Yoga tại Việt Nam hiện nay.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Liên đoàn Yoga Việt Nam Vũ Trọng Lợi cũng trao quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Lan làm Giám đốc Trung tâm Hướng dẫn phương pháp Yoga Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021.
 
Yên Giang

63

Các khoá học đã tổ chức

1580

Số lượng học viên đã đào tạo

50

Hội viên tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Liên Đoàn Yoga Việt Nam

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc.   
2.
Ban Chấp hành.   
3.
Ban Thường vụ.   
4. Ban Kiểm tra.   
5. Văn phòng và các ban chức năng.   
6.
Các tổ chức trực thuộc.